Nhà lắp ghép tấm panel đang trở thành xu hướng xây dựng hiện đại nhờ sự linh hoạt, thi công nhanh chóng và chi phí tiết kiệm. Với khả năng cách nhiệt, cách âm vượt trội cùng thiết kế đa dạng, loại hình này phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng như nhà ở, văn phòng, hay nhà xưởng. Cùng khám phá ngay chi tiết về mẫu nhà lắp ghép bằng tấm panel để có thể lựa chọn giải pháp xây dựng tối ưu nhất.
1. Giới thiệu nhà lắp ghép tấm panel
Nhà lắp ghép tấm panel là gì? Nhà lắp ghép bằng tấm panel là một giải pháp xây dựng hiện đại, sử dụng các tấm panel được sản xuất sẵn để lắp ráp thành ngôi nhà hoàn chỉnh. Tấm panel còn được gọi là tấm vách, vách ngăn, là vật liệu xây dựng gồm hai lớp tôn mạ kẽm bên ngoài và lõi cách nhiệt bên trong thường là xốp EPS, PU hoặc bông thủy tinh. Sự kết hợp này mang đến khả năng cách nhiệt, cách âm và chống cháy hiệu quả cho căn nhà.
Trên thị trường hiện nay, nhà lắp ghép panel ngày càng phổ biến và được lựa chọn bởi chi phí rẻ, thời gian thi công nhanh chóng. Loại nhà này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như nhà ở dân dụng, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, quán cà phê và khu nghỉ dưỡng. Đặc biệt, với khả năng tháo lắp và di chuyển dễ dàng, đây sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các công trình tạm thời hoặc cần thay đổi vị trí thường xuyên.
>>>> Chiêm ngưỡng top 30 mẫu nhà lắp ghép đẹp mắt, hiện đại nhất
2. Các loại nhà lắp ghép tấm panel phổ biến hiện nay
Nhà lắp ghép panel được phân chia dựa trên loại tấm panel sử dụng trong quá trình thi công. Mỗi loại tấm panel có đặc điểm và ứng dụng riêng, phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng công trình.
2.1. Nhà lắp ghép panel EPS
Tấm panel EPS (Expanded Polystyrene) có lõi xốp EPS, mang lại khả năng cách nhiệt và cách âm tốt. Ưu điểm của loại panel này là trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt, đồng thời có giá thành hợp lý. Nhà lắp ghép panel EPS thường được sử dụng cho các công trình như nhà ở, văn phòng, nhà xưởng và kho bãi.
2.2. Nhà lắp ghép panel PP
Tấm panel PU (Polyurethane) có lõi cách nhiệt bằng PU, cung cấp khả năng cách nhiệt và cách âm vượt trội hơn so với tấm panel EPS. Ngoài ra, panel PU còn có khả năng chống cháy vượt trội, phù hợp cho các công trình có yêu cầu cao về an toàn cháy nổ.
Với các đặc điểm này, giá thành của panel PU cũng cao hơn so với panel EPS. Vì vậy, nhà lắp ghép tấm panel PU thường được ứng dụng trong các công trình như kho lạnh, phòng lạnh, nhà xưởng có sử dụng nhiệt và nhà ở cao cấp.
2.3. Nhà lắp ghép panel bông thuỷ tinh
Đúng với tên gọi, tấm panel bông thủy tinh có lõi cách nhiệt bằng bông thủy tinh giúp tăng khả năng cách nhiệt, cách âm và chống cháy tốt. Về giá thành, đây là vật liệu có mức giá cao nhất trong số các loại tấm panel nên thường được sử dụng cho các công trình có yêu cầu đặc biệt cao về chất lượng, độ bền chắc và khả năng chống cháy, chống ồn.
Xem thêm:
>>>> Nhà lắp ghép cao tầng – Giải pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả
>>>> Top 15 mẫu nhà lắp ghép dân dụng đẹp không thể bỏ lỡ
3. Ưu nhược điêm của nhà lắp ghép bằng tấm panel.
Việc đầu tư xây dựng nhà lắp ghép tấm panel còn tùy thuộc vào nhu cầu, mức tài chính của bạn. Để biết được có nên đầu tư, sở hữu mẫu nhà này hay không thì bạn cần xem xét các ưu nhược điểm sau đây.
3.1. Ưu điểm
Về ưu điểm, nhà lắp ghép tấm panel nổi bật cả về mặt thời gian và chi phí. Cụ thể:
- Thời gian thi công nhanh chóng: Các tấm panel đã được sản xuất sẵn và lắp ráp tại công trường, giúp rút ngắn thời gian xây dựng so với phương pháp truyền thống.
- Chi phí hợp lý: Chi phí tấm panel lắp ghép rẻ hơn đáng kể so với các chất liệu bê tông, cốt thép truyền thống.
- Linh hoạt và dễ dàng mở rộng: Với cấu trúc lắp ráp, nhà lắp ghép bằng tấm panel có thể dễ dàng tháo dỡ để thay đổi vị trí hay mở rộng, sửa đổi.
- Khả năng cách nhiệt, cách âm và chống cháy tốt: Tùy thuộc vào loại panel sử dụng, nhà lắp ghép có thể đáp ứng các yêu cầu về cách nhiệt, cách âm và an toàn cháy nổ.
Các ưu điểm nổi bật của nhà lắp ghép tấm panel
3.2. Nhược điểm
Song song với các ưu điểm về chi phí thi công và thời gian xây dựng, nhà lắp ghép bằng tấm panel cũng có nhiều mặt hạn chế như:
- Độ bền và tuổi thọ kém so với nhà xây dựng truyền thống: Nhà lắp ghép panel có tuổi thọ thấp hơn, thường từ 20 – 30 năm, tùy thuộc vào chất lượng vật liệu và quá trình thi công, sử dụng và bảo trì.
- Hạn chế về thiết kế: Mặc dù có thể tùy chỉnh, nhưng nhà lắp ghép panel thường bị giới hạn về kiểu dáng và phong cách kiến trúc so với nhà xây dựng truyền thống.
- Giá trị bán lại không cao: Do nhận thức của thị trường, nhà lắp ghép bằng tấm panel có thể có giá trị thị trường thấp hơn so với nhà xây dựng truyền thống và giảm dần. Đây sẽ không phải một công trình đầu tư phù hợp nếu mục đích của bạn là xây dựng kiếm lời bằng việc bán lại.
Tổng kết lại, việc đầu tư vào nhà lắp ghép tấm panel là lựa chọn phù hợp cho những ai cần một giải pháp xây dựng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và linh hoạt. Đặc biệt, loại nhà này thích hợp cho các công trình tạm thời, nhà ở ngắn hạn, văn phòng di động hoặc các dự án có ngân sách hạn chế. Tuy nhiên, nếu bạn tìm kiếm một ngôi nhà có tuổi thọ cao, thiết kế độc đáo và giá trị bán lại tốt thì bạn sẽ cần cân nhắc kỹ.
4. Một số mẫu nhà lắp ghép tấm panel đẹp, hiện đại
Nhà lắp ghép panel có thể biến hóa đa dạng tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng. Những thiết kế hiện đại dưới đây không chỉ mang lại sự tiện nghi, đáp ứng nhu cầu mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
4.1. Nhà lắp ghép panel cấp 4
Những mẫu nhà cấp 4 sử dụng tấm panel mang vẻ đẹp tối giản, hiện đại và phù hợp với ngân sách thấp. Loại nhà này thích hợp để làm nhà ở nông thôn, khu vực có diện tích rộng, hoặc nhà cho công nhân tại các khu công nghiệp..
4.2. Nhà lắp ghép tấm panel 1 tầng
Nhà lắp ghép 1 tầng với tấm panel thường được sử dụng làm văn phòng tạm, lớp học di động hoặc cửa hàng nhỏ. Kiểu nhà này có thể tích hợp các thiết kế hiện đại như mái vòm, mái thái hoặc cửa kính lớn, tạo không gian thoáng mát và sáng sủa.
4.3. Nhà lắp ghép bằng tấm panel 2 tầng
Đây là lựa chọn lý tưởng cho các gia đình muốn mở rộng không gian sống nhưng vẫn giữ chi phí ở mức hợp lý. Nhà 2 tầng bằng tấm panel mang đến sự linh hoạt trong bố trí công năng, từ phòng ngủ, phòng khách đến không gian sinh hoạt chung. Các mẫu thiết kế hiện đại còn tích hợp ban công và tiểu cảnh, tạo điểm nhấn thẩm mỹ.
4.4. Nhà xưởng lắp ghép bằng tấm panel
Nhà xưởng sử dụng tấm panel được thiết kế với diện tích lớn, khả năng chịu lực cao, và khả năng chống cháy vượt trội. Loại nhà này thường được sử dụng trong các khu công nghiệp hoặc nhà kho, giúp tiết kiệm thời gian xây dựng và tối ưu chi phí vận hành.
4.5. Nhà lắp ghép panel nghỉ dưỡng
Đây là những mẫu nhà được thiết kế để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng hoặc làm homestay nên thường chú trọng kiểu dáng độc đáo, thẩm mỹ. Với thiết kế gần gũi với thiên nhiên, nhà lắp ghép tấm panel nghỉ dưỡng thường sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, kết hợp với kính cường lực để tạo không gian mở.
Có thể bạn chưa biết:
>>>> Khám phá mẫu nhà lắp ghép cấp 4 tiết kiệm chi phí
>>>> Giá thi công nhà lắp ghép tôn xốp tiết kiệm nhất 2024
5. Báo giá thi công nhà lắp ghép tấm panel
Giá thi công nhà lắp ghép bằng tấm panel phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích xây dựng, loại tấm panel sử dụng, và yêu cầu thiết kế cụ thể. Bạn có thể tham khảo bảng giá phổ biến dưới đây để có cho mình dự trù cần thiết khi quyết định đầu tư.
5.1. Báo giá theo diện tích xây dựng
Thiết kế nhà | Diện tích | Mức giá |
Nhà cấp 4 | 30m2 – 50m2 | 100.000.000 VNĐ – 200.000.000 VNĐ |
Nhà lắp ghép panel 1 tầng | 50m2 – 100m2 | 200.000.000 VNĐ – 400.000.000 VNĐ |
Nhà lắp ghép panel 2 tầng | 100m2 – 200m2 | 400.000.000 VNĐ – 800.000.000 VNĐ |
Nhà xưởng lắp ghép panel | 200m2 – 500m2 | 600.000.000 VNĐ – 1.200.000.000 VNĐ |
5.2. Báo giá theo vật liệu
Bạn cũng có thể tính toán giá nhà lắp ghép tấm panel dựa trên chi phí vật liệu dưới đây. Lưu ý là các chi phí này chưa kèm theo chi phí hoàn thiện nội thất hay thi công nền móng.
- Tấm panel EPS: Giá thấp nhất, dao động từ 400.000 – 600.000 VNĐ/m².
- Tấm panel PU: Từ 700.000 – 900.000 VNĐ/m², ưu tiên sử dụng cho các công trình yêu cầu cách nhiệt cao.
- Tấm panel bông thủy tinh: Giá từ 900.000 – 1.200.000 VNĐ/m², thường dùng cho công xưởng, công trình cao cấp.
>>>> Báo giá nhà lắp ghép chi tiết mới nhất – Giá thi công và hoàn thiện
6. Quy trình thi công nhà lắp ghép panel
Thi công nhà lắp ghép tấm panel thường được thực hiện trong thời gian ngắn, đảm bảo sự tiện lợi và tiết kiệm với các quy trình dưới đây.
6.1. Thi công nền móng và sàn nhà
Trước tiên, đội ngũ thi công sẽ tiến hành khảo sát địa hình để lựa chọn phương án làm móng phù hợp. Đối với nhà lắp ghép, móng thường là móng cọc hoặc móng đơn, giúp giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo sự vững chắc. Sau đó, sàn nhà được lắp đặt bằng tấm panel sàn hoặc các vật liệu chống thấm, chống trơn trượt.
6.2. Thi công khung nhà và vách ngăn
Khung nhà thường được làm từ thép hoặc nhôm, đảm bảo độ bền và chịu lực tốt. Sau khi dựng khung, các tấm panel lắp ghép sẽ được cố định vào vị trí để tạo thành vách ngăn, mái và các khu vực cần thiết. Đây là bước quan trọng để đảm bảo tính kín khít, cách nhiệt và thẩm mỹ cho công trình.
6.3. Thi công mái nhà và hoàn thiện
Mái nhà được lắp đặt bằng tấm panel có khả năng chống nóng và chống thấm tốt. Tiếp đó, đội ngũ thi công sẽ hoàn thiện các chi tiết như cửa, cửa sổ, hệ thống điện nước và sơn phủ nếu cần. Cuối cùng là hoàn thiện nội thất và bàn giao cho gia chủ sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng.
Với các thông tin trên, có thể thấy nhà lắp ghép tấm panel là một giải pháp xây dựng hiệu quả và tiết kiệm cho những ai tìm kiếm sự tiện lợi, linh hoạt và chi phí hợp lý. Với quy trình thi công đơn giản, khả năng cách nhiệt, cách âm tốt và mẫu mã đa dạng, loại nhà này ngày càng chiếm được cảm tình của khách hàng trên thị trường.
Chắc chắn bạn sẽ thích:
>>>> Khám phá các mẫu nhà lắp ghép 100 triệu đẹp, tiện nghi
>>>> Tại sao nhà lắp ghép 150 triệu là lựa chọn lý tưởng cho các công trình?
>>>> Làm nhà lắp ghép giá 200 triệu đẹp, hiện đại
>>>> Top 10 nhà lắp ghép 400 triệu sang trọng, hiện đại
Video 3D mô phỏng Nhà phi thuyền di động Coolhome
📍 Địa chỉ văn phòng: Tầng 14, Tòa nhà Việt Á, Số 9 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
📍 Địa chỉ nhà mẫu: Công viên bến du thuyền, khu đô thị Vạn Phúc, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0865 272 322
🌐 Website: Nhà phi thuyền Coolhome
💌 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/@NhaPhiThuyenDiDongCoolhome