UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định cho phép người dân sử dụng một phần diện tích đất nông nghiệp để xây dựng công trình phục vụ sản xuất như: lán, trại hoặc kho. Quy định này áp dụng cho các thửa đất nông nghiệp có diện tích từ 500 m2 trở lên và có hiệu lực từ ngày 23/10. Tuy nhiên, điều này không áp dụng đối với đất trồng lúa.
Cụ thể, người dân sở hữu đất nông nghiệp đã được cấp sổ và còn thời gian sử dụng, có diện tích từ 500 m2 trở lên (bao gồm đất lẻ hoặc nhiều thửa đất liền kề của cùng một chủ), có thể xây dựng tối đa 1% diện tích của thửa đất (không quá 50 m2) để xây các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, như lán, trại, kho chứa nông sản, máy móc, vật tư hoặc dụng cụ lao động. Các công trình này có thể có kết cấu bán kiên cố với tường gạch, vật liệu nhẹ hoặc cột thép, cột sắt, chiều cao mái không vượt quá 5m, chỉ xây một tầng và không được phép có tầng hầm. Đặc biệt, người dân không cần xin phép xây dựng đối với các công trình này.
Trong trường hợp công trình hết thời gian tồn tại hoặc cơ quan nhà nước yêu cầu, các công trình sẽ phải được tháo dỡ mà không có quyền đền bù.
Trước đó, theo quy định của Luật Đất đai 2013, việc xây dựng công trình trên đất nông nghiệp chỉ được phép thực hiện với một số loại công trình phục vụ nông nghiệp như chuồng trại, kho chứa, nhà kính và không được dùng vào mục đích cư trú. Quy định mới của TP.HCM đã tạo ra sự linh hoạt hơn so với các quy định trước đây của Luật Đất đai.
Quyết định này được đưa ra sau khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8, cho phép xây dựng một số loại công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh, thương mại, và nghỉ dưỡng trên đất nông nghiệp.
Thời gian vừa qua, Coolhome đã nhận được rất nhiều thắc mắc của khách hàng về vấn đề pháp lý khi lắp đặt nhà phi thuyền di động trên đất nông nghiệp. Như vậy, thông tin trên chính là lời giải đáp xác đáng nhất dành cho các quý khách hàng.